Tài liệu tham khảo về những dấu hiệu vi phạm và phương pháp phát hiện

1

UBKT Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “quot; Tài liệu tham khảo về những dấu hiệu vi phạm và phương pháp phát hiện”quot; gồm các nội dung sau:


1. DẤU HIỆU VI PHẠM TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU THƯỜNG CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN NHƯ SAU:


1.1. Trong quản lý Nhà nước:


– Làm không theo qui định của Nhà nước, bỏ qua các quy trình, thủ tục.


– Không công khai các quy định, các chế độ,chính sách của Đảng và Nhà nước lẽ ra phảinbsp; công khai.


– Làn khó dễ, phiền hà cho dân.


– Giải quyết công việc cố tình kéo dài.


– Hẹn gặp người cần giải quyết công việc ở ngoài cơ quan, nhà riêng.


– Giải quyết công việc không qua phòng ban cơ quan chức năng, bỏ qua các thủ tục, nhanh chóng một cách không bình thường.


– Thường đi nước ngoài theo các doanh nhân hoặc các đơn vị kinh tế.


– Ngoài giờ làm việc thường xuyên đi chơi, ăn nhậu với cán bộ, tư nhân làm kinh tế.


– Thường xuyên tìm mọi lý do để tiếp cận với lãnh đạo và đến nhà lãnh đạo ngoài giờ.


– Tham mưu cho lãnh đạo ký những quyết định không đúng, sửa lại nhiều lần, gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân.


– Trong giờ làm việc ở cơ quan, đi đâu,làm việc gì cũng không ai biết.


– Tổ chức tiệc tùng trong gia đình mà số đông là dân mua bán, kinh doanh.


– Thích gần những người xu nịnh, tâng bốc.


– Tạo dư luận để vu cáo, nói xấu đồng đội, đồng chí.


– Bàn công việc luôn bất đồng ý kiến với tập thể, muốn tập thể phải theo ý kiến mình.


– Cuộc sống sa hoa, trưởng giả, xa đồng chí, xa dân lao động.


– Sử dụng lãng phí công quỹ, mua sắm trang thiết bị đắt tiền nhưng không thiết thực.


– Xây dựng các công trình phục vụ cho lợi ích cục bộ, cá nhân.


– Trì trệ, bảo thủ không ủng hộ các mới.


– Lười nhác, không làm tốt nhiệm vụ giao.


– Gặp gỡ cán bộ cấp dưới thông báo về việc phân công, bố trí, đề bạt, phát triển Đảng không được sự phân công của tổ chức.


– Mượn danh là ý kiến của người lãnh đạo cấp trên để giải quyết các sự việc.


– Dựa vào những thông tin không có cơ sở để kết luận.


1.2. Trong các doanh nghiệp:


– Phát triển quá nhanh, không bình thường, phô trương thanh thế, chạy chọt lo lót, để tranh thủ lãnh đạo, các cơ quan quản lý Nhà nước.


– Đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu không công khai, không sử dụng phòng chức năng tham mưu, tư vấn, không đấu thầu, chào hàng, khảo giá – mua, bán không đúng chất lượng, chủng loại.


– Cán bộnbsp;lãnh đạo chủ chốt, trong gia đình, bà con có doanh nghiệp tư nhân hoạt động cùng nghành nghề với đơn vị mình đang phụ trách, có quan hệ làm ăn, hợp đồng, gia công, liên doanh, góp vốn, nhận thầu…


– Nhận, bố trí nhiều con, cháu, anh – em, bà con thân thuộc làm việc trong doanh nghiệp mình phụ trách hoặc có ảnh hưởng.


– Không công khai về tài chính của đơn vị theo quy định của Nhà nước.


– Tiếp khách, ăn – nhậu thường xuyên, tốn kém lãng phí.


– Không thực hiện đúng quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở.


– Sử dụng tư nhân không có chuyên môn vào việc kinh doanh, chạy hàng, mua hàng.


– Giao tài sản, cơ sở vật chất cho tư nhân sử dụng không rõ ràng.


– Mua hàng hóa, nhiều mặt hàng không có chứng từ hóa đơn.


– Doanh nghiệp thua lỗ, giám đốc và một số cán bộ cứ giàu lên .


– Dùng công quỹ để thực hiện các hành vi quảng cáo, đề cao thành tích cá nhân .


– Cá nhân lãnh đạo nam đi công tác xa – thường xuyên có nữ nhân viên đi theo và ngược lại .


1.3. Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật :


– Có mối quan hệ với các đối tượng phức tạp, khi thực hiện nhiệm vụ làm sai các quy định của nghành.


– Nhận kết nghĩa với những đối tượng phức tạp ngoài xã hội, hoặc chủ kinh tế tư nbsp;nhân .


– Có mối quan hệ không bình thường với các đối tượng quản lý.


– Trong địa bàn và lãnh vực mình phụ trách xảy ra nhiều tiêu cực .


– Lơ là trong quản lý các tệ nạn xã hội, trong khai báo tạm trú, tạm vắng và làm lơ trước các sai phạm về trật tự xã hội .


– Bỏ sót tội, làm sai lệch hồ sơ, gặp gỡ riêng đối tượng .


1.4. Về xây dựng cơ bản, quản lý nhà đất :


– Không thực hiện đúng quy định về xây dựng cơ bản, quy trình đấu thầu .


– Xây dựng không đúng thiết kế, dự toán công trình .


– Có người nhà, người thân thường nhận thiết kế thi công với các công trình thuộc phạm vi quản lý .


– Xây dựng không được các cơ quan chức năng phê duyệt và thẩm định .


– Chất lượng công trình kém, không thực hiện đúng theo hợp đồng và thiết kế .


– Giao đất không đúng quy trình, không đúng đối tượng .


– Chạy chọt để được giao đất, giao thầu .


– Giao nhiều đất cho các Cty kinh doanh, không có năng lực thực hiện chỉ sang nền bán để hưởng siêu lợi nhuận .


1.5. Về phẩm chất đạo đức, lối sống :


– Nhiều nhà, nhiều đất, giàu có bất thường.


– Vợ, con đi học, đi du lịch bằng nguồn tiền không rõ ràng .


– Nịnh trên, nạt dưới .


– Có những biểu hiện vi phạm 19 Điều đảng viên không được làm .


– Lối sống không lành mạnh, bị dư luận quần chúng phê phán .


– Bản thân, gia đình mua sắm, tiêu xài vượt khả năng kinh tế từ thu nhập chính đáng


– Có người thân trong gia đình lợi dụng uy tín, quyền lực để chạy chọt trong việc cấp phép, cấp đất, nhà, bố trí, đề bạt v.v…can thiệp vào công việc của cơ quan .


1.6. Về tổ chức, cán bộ :


– Không làm đúng quy trình về công tác tổ chức cán bộ, mất dân chủ, tình cảm, nể nang .


– Tập thể bàn bạc, nhất trí đã biểu quyết nhưng sau đó thì không tổ chức thực hiện, hoặc thực hiện không đúng kết luận của tập thể .


– Thông tin sai lệch để tập thể quyết định về công tác cán bộ không đúng .


– Tập thể bàn bạc việc gì bên ngoài cũng biết, nhất là bàn về công tác cán bộ .


– Khi bàn bạc trong tập thể thì thống nhất, ra ngoài lại nói khác, nói theo ý mình .


– Trong lãnh đạo bằng mặt không bằng lòng, tránh mặt nhau .


– Thực hiện không đúng về chính sách cán bộ .


2. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN DẤU HIỆU VI PHẠM :


Phát hiện dấu hiệu vi phạm là khâu quan trọng nhất của bước chuẩn bị kiểm tra; là cơ sở để lựa chọn, xác định nội dung, đối tượng cần kiểm tra. UBKT các cấp phải có cách làm tích cực, sáng tạo, phong phú và thích hợp để phát hiện dấu hiệu vi phạm. Thực tiễn vừa qua cho phép chúng ta rút ra kết luận là việc phát hiện dấu hiệu vi phạm phải được tiến hành qua các kênh thông tin như sau :


2.1. Từ trong nội bộ Đảng: Thông qua sinh hoạt tự phê bình, phê bình ở Chi bộ, cấp ủy, qua sơ kết, tổng kết của Chi bộ, Đảng bộ, qua giao ban định kỳ; qua việc kiểm tra chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của tổ chức Đảng, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng, kiểm tra giải quyết tố cáo, kiểm tra tài chính Đảng; qua việc phân tích chất lượng đảng viên; qua báo cáo, phản ảnh của cán bộ, chuyên viên UBKT và các Ban đảng theo dõi địa bàn, khu vực…


2.2. Từ hoạt động (quản lý, kiểm tra) của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan hữu quan nhất là các cơ quan thuộc khối Nội chính như Thanh tra, Kiểm sát, Công an, Hội đồng Nhân dân, Hội Cựu chiến binh; từ việc tiếp dân .


2.3. Từ quần chúng nhân dân: Các ý kiến phản ảnh, kiến nghị của đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, ý kiến của cử tri, các ý kiến đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên, cá thư tố cáo, thư góp ý…thực tế cho thấy, kênh thông tin thứ ba này cũng rất quan trọng .


2.4. Thông qua cá phương tiện thông tin đại chúng, báo chí để phát hiện dấu hiệu vi phạm. UBKT các cấp phải có kế hoạch trong việc tổ chức lực lượng, phân công cán bộ theo dõi địa bàn, đi sâu vào thực tế ở cơ sở, chủ động nắm bắt, khai thác kịp thời các nguồn thông tin, nhất là nguồn thông tin từ nội bộ Đảng, ý kiến đóng góp xây dựng Đảng hoặc dư luận của quần chúng. Chú ý những thông tin được tiếp nhận từ tổ chức Đảng, các ý kiến của cá nhân có uy tín, trách nhiệm, của quần chúng cốt cán, tích cực …. nhưng đồng thời cũng không coi thường, bỏ qua các nguồn thông tin khác kể cả những nguồn thông tin của những đối tượng tiêu cực, có vấn đề…nbsp;